QUẢN LÝ TOÀ NHÀ LÀ GÌ ????
✔️ Quản lý tòa nhà là hoạt động nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động của tòa nhà diễn ra với chất lượng tốt nhất, an toàn nhất. Quản lý tòa nhà được chia làm 3 loại chính: Tòa nhà văn phòng cho thuê, tòa nhà chung cư, khách sạn. Trong đó khách sạn là ngành mà khách hàng thay đổi thường xuyên còn chung cư thì khách hàng ở lâu dài và thường là 24/24.
✔️ Sau thời kỳ khủng hoảng bất động sản, vài năm gần đây, thị trường bất động sản nước ta tăng trưởng chóng mặt với hàng loạt các dự án bất động sản lớn nhỏ từ chung cư, trung tâm thương mại cho tới các dự án nghỉ dưỡng cao cấp,… Tại các thành phố lớn, số lượng các tòa nhà lớn nhỏ không ngừng gia tăng. Vì vậy kéo theo sự phát triển của nhiều dịch vụ mới như dịch vụ bảo vệ, dịch vụ vệ sinh hay dịch vụ quản lý tòa nhà,…
👉 Vậy quản lý tòa nhà là gì?
👉 Tại sao cần ban quản lý tòa nhà?
✔️ Quản lý tòa nhà nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động của tòa nhà diễn ra với chất lượng tốt nhất, an toàn nhất. Bao gồm một số hoặc toàn bộ các hoạt động sau: Đảm bảo an ninh, trật tự; Dịch vụ vệ sinh; Quản lý và chăm sóc khách hàng, đối nội, đối ngoại, nhân sự, giám sát hoạt động; Vận hành, bảo trì bảo dưỡng và ngăn ngừa sự cố của toàn bộ hệ thống kỹ thuật tòa nhà; Marketing… Điều này giúp chủ đầu tư tiết kiệm được chi phí mà vẫn đảm bảo các dịch vụ được cung cấp một cách chuyên nghiệp.
✔️ Quản lý tòa nhà được chia làm 3 loại chính: Tòa nhà văn phòng cho thuê, tòa nhà chung cư, khách sạn. Trong đó khách sạn là ngành mà khách hàng thay đổi thường xuyên còn chung cư thì khách hàng ở lâu dài và thường là 24/24.
♦ Quản lý tài chính
✔️ Ở mỗi tòa nhà hàng tháng khách hàng đều phải đóng một khoản phí quản lý định kỳ. Những khoản phí quản lý này gộp lại là một con số không hề nhỏ và được giao cho ban quản lý. Thay mặt khách hàng, ban quản lý có nhiệm vụ quản lý tài chính sao cho rạch ròi và phù hợp với nhu cầu của khách hàng trong tòa nhà. Các khoản phí ngoài việc chi trả cho tiền điện, nước chung trong tòa nhà còn có chi phí cho việc làm vệ sinh các khu vực dùng chung như hành lang, sảnh,… hay chi phí sửa chữa, lương nhân viên vệ sinh, lương nhân viên bảo vệ,…
♦ Quản lý nhân sự
✔️ Mỗi một tòa nhà cần có số nhân sự khác nhau cho từng vị trí. Làm thế nào để tuyển dụng và chế độ thưởng và phạt cho các nhân viên hợp lý là công tác của ban quản lý tòa nhà. Bên cạnh đó, ban quản lý còn cần giám sát các hoạt động của nhân viên để đảm bảo nhân viên thực hiện đúng yêu cầu công việc.
♦ Quản lý khách hàng
✔️ Quản lý tòa nhà còn có trách nhiệm trong quản lý khách hàng. Từ các chính sách chăm sóc khách hàng cho tới việc giải quyết các yêu cầu của khách đều là nhiệm vụ của ban quản lý tòa nhà. Làm thế nào để giữ chân khách hàng, làm khách hàng hài lòng mà không làm ảnh hưởng lợi ích của chủ đầu tư hay lợi ích chung của tòa nhà là vấn đề luôn khiến các nhà quản lý đau đầu.
♦ Bảo trì hệ thống kỹ thuật
✔️ Một tòa nhà thường được lắp đặt nhiều hệ thống như hệ thống thông gió, hệ thống điện, hệ thống nước, hệ thống pccc,… Những hệ thống này đều cần được kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ với mục đích đảm bảo sự hoạt động thông suốt của các hệ thống.
✔️ Bên cạnh đó còn rất nhiều công việc khác nữa. Rõ ràng việc quản lý tòa nhà là không hề đơn giản và dễ dàng như chúng ta vẫn tưởng. Để giúp bạn bổ sung kiến thức và kỹ năng quản lý tòa nhà, Viện Đào Tạo Và Hợp Tác Giáo Dục liên tục khai giảng các lớp quản lý tòa nhà, lớp vận hành chung cư cũng như tư vấn cấp chứng chỉ quản lý tòa nhà, chứng chỉ vận hành chung cư.
Nguồn : Internet